![]()
Quá chăm chút hay quá lơ là đều khiến bạn tốn nhiều tiền với xế yêu. Trong khi đó, chỉ bằng những cố gắng nhỏ, đều đặn và hợp lý, chiếc xe của bạn sẽ luôn mới, vận hành tốt và giữ giá. Thật vậy, nếu mới đi được 4.500 km hoặc 5.000 km bạn đã thay dầu cho xe thì quả là lãng phí bởi với hầu hết các xe, thay dầu sau khi đi khoảng 12.000 km là hợp lý.
![]()
Ngược lại, nếu bỏ mặc chiếc xe trong thời gian dài và đợi đến khi hỏng nặng mới sửa thì chi phí sẽ tăng lên gấp nhiều lần mà xe lại xuống cấp và mất giá nghiêm trọng.
Chính vì vậy, Hiệp hội thẩm định giá xe Mỹ (ASA) đưa ra 10 lời khuyên giúp những người sử dụng xe ô tô chăm chút xế yêu đúng cách và tiết kiệm. Giữ xe sạch sẽ bởi chẳng ai thích những chiếc xe bẩn thỉu. Bằng cách giữ xe sạch sẽ, bạn vừa cảm thấy thoải mái khi sử dụng vừa tốn ít tiền tu sửa lại khi muốn bán xe. Bảo dưỡng xe định kỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Một trong những lời khuyên quan trọng là bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng của xe và thực hiện những yêu cầu trong đó. Điều này sẽ giúp bạn chi tiền đúng lúc đúng chỗ, hiệu quả mà không lãng phí. Đừng ham rẻ mà dùng dầu kém chất lượng. Khi bạn thay dầu, hãy chọn loại dầu tổng hợp có chất lượng. Có thể chúng sẽ đắt hơn nhưng chúng lại giữ cho máy hoạt động tốt và bền hơn. Sửa xe ngay khi có sự cố. Xe hơi ngày nay hiện đại hơn nhưng cũng phức tạp hơn xe hơi trước kia. Một vấn đề nhỏ nếu không được phát hiện và khắc phục sớm sẽ thành vấn đề lớn và làm tiêu tốn nhiều tiền. Đừng bao giờ vặn to đài lên chỉ để tránh nghe thấy các tiếng động bất thường của động cơ, thay vào đó hãy tắt đài, lắng nghe và đem xe tới garage kiểm tra. Sơn lại những chỗ bị bong tróc. Những chỗ xước sơn nhỏ có thể nhanh chóng lan rộng làm xe trở nên xấu xí và khiến bạn phải tốn kém khi sơn lại toàn bộ. Đánh bóng xe ít nhất 1 lần/năm. Việc phục hồi độ bóng cho xe giúp xe bạn luôn tươi mới. Do vậy hãy sử dụng hoá chất đánh bóng chất lượng tốt đề làm sạch và bảo vệ vỏ xe. Kiểm tra định kỳ hàng năm. Đây là lời khuyên tốt cho cả bạn và xe. Việc kiểm tra “sức khoẻ” xe định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa và giải quyết sớm những hỏng hóc. Đây cũng là dịp để chăm chút lại săm lốp, đèn còi, phanh và các thiết bị khác. Chịu khó đi bộ và đỗ xe xa một chút. Đừng cố đỗ xe ở những chật hẹp chỉ vì nó gần nơi bạn cần đến nhất. Thay vào đó, hãy đỗ ở nơi rộng rãi dù xa một chút. Như vậy, xe sẽ không bị trầy xước còn bạn có cơ hội tập thể dục để củng cố sức khoẻ. Không nên dùng phụ tùng không rõ nguồn gốc. Khi sửa chữa và thay thế phụ tùng, bạn nên chọn những thiết bị đã được nhà sản xuất kiểm chứng hoặc có nguồn gốc rõ ràng. Điều này không chỉ tốt cho xe mà còn tốt cho túi tiền của bạn. Nên giữ lại các giấy tờ liên quan tới xe. Điều này không mang lại lợi ích trực tiếp cho xe nhưng lại giúp bạn bán xe với giá hời. |
________________________________________________________________________________
Tùy vào hiện tượng đèn sáng cụ thể, tài xế sẽ biết được tình trạng của động cơ và có cách xử lý phù hợp.
Đèn sáng hoặc sáng nháy Đèn phát sáng liên tục với cường độ sáng thay đổi đổi. Nếu "Check engine" sáng khi đi trong thành phố nhưng tắt khi đi trên đường cao tốc, hãy chú ý xem xe có khác ngày thường, kể khi đứng yên hay di chuyển. Nếu tính năng vận hành thay đổi, hãy hạn chế sử dụng và tới gara ngay khi có thể. Nếu không nhận thấy bất thường, bạn có thể sử dụng bình thường nhưng cần sắp xếp thời gian để đến garage kiểm tra và xóa lỗi. ![]()
Đèn sáng liên tục
Khi xe chạy, đèn sáng liên tục mà không có bất kỳ điểm đáng ngờ nào. Điều này chứng tỏ động cơ đã gặp phải một hư hỏng cố hữu trong hệ thống kiểm soát khí xả. Khi xảy ra hiện tượng này, máy tính chạy chương trình dự phòng ứng với tình trạng lỗi. Trong hầu hết các trường hợp, xe vẫn tiếp tục chạy được. Bạn nên đến garage đọc và xóa lỗi sau đó. Nếu xuất hiện sự bất thường. Có nghĩa rằng, một bộ phận nào đó của hệ thống quản lý động cơ hoặc kiểm soát khí xả đã hư hỏng nặng. Đèn sáng nhấp nháy đều trong khi lái Ở trạng thái này, đèn có thể phát sáng một lần hoặc nhiều lần trong 1 giây hoặc nhấp nháy đều khi tăng tốc. Đây là vấn đề rất nguy hiểm. Có một vài lỗi của hệ thống kiểm soát khí xả khiến đến bộ xúc tác có thể quá nóng. Thậm chí bắt cháy. Từ từ tấp vào bên đường rồi nhờ cứu hộ kéo về gara. Xe có thể cháy nếu duy trì tình trạng này quá lâu. Bên cạnh việc thông báo bằng tín hiệu đèn. Các hư hỏng còn được máy tính lưu lại dưới dạng mã số. Dù trong bất cứ trường hợp nào, nếu có thể bạn hãy đưa chiếc xe của mình đến các trung tâm sử chữa có uy tín. Bởi tại đây, sẽ có các công cụ đọc mã lỗi xác định cụ thể hư hỏng. |
_______________________________________________________
KỸ THUẬT QUAY VÔ LĂNG NHANH
- Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp.
Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180 độ với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.
B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:
1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.
C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:
1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
D. Phương pháp “mạnh”
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.
2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.
3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên
Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
_______________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Phương pháp quay đầu xe ô tô
- Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo đúng trình tự.
Muốn quay đầu ôtô, khi xe còn cách chỗ quay khoảng 50 m, cần bật đèn xi nhan, đồng thời, giảm tốc độ và di chuyển xe áp sát vào lề đường bên phải. Cần chú ý xem có người hoặc xe phía trong không.
Khi quay đầu, trước hết phải vào số thấp, bóp còi và đánh nhanh tay lái sang trái, nếu lòng đường hẹp, không thể thực hiện một lần quay đầu thì phải quay đầu làm nhiều lần. Nếu phải quay đầu trên đường dốc, mỗi khi phải dừng xe để lùi hoặc tiến, cần phải vừa đạp phanh vừa kéo phanh tay.
Cần quan sát kỹ phía trước để lựa chọn nơi đất rộng, thuận lợi cho việc quay đầu như quảng trường, trung tâm ngã ba, nơi có biển hiệu cho phép ôtô quay vòng, những khoảng trống rộng, bằng phẳng, nền cứng, mép đường không bị sụt lở và có khoảng trống dự phòng để chỉ quay gọn một lần. Những chỗ đường trơn, mặt đường có độ dốc, nhiều ổ gà, mép đường bị lở hoặc có rãnh sâu, những nơi mật độ xe qua lại dày… đều không thích hợp cho việc quay đầu xe.
Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo trình tự sau:
- Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu: biển khu vực quay xe (biển số 410), biển báo "chỗ quay đầu xe" (biển số 303), nhưng phải chạy theo đúng hướng đã quy định.
- Quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu.
- Lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp.
- Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất.
- Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau.
Khi đặc biệt lắm mới chọn cách quay đầu xe mà phải cho xe chạy lùi một hoặc vài lần. Khi buộc phải chọn cách này, nên áp dụng nguyên tắc "cho xe tiến lên nhiều mà lùi ít". Tại nơi mà người lái xe cảm thấy có phần nguy hiểm thì nhất thiết phải nhờ người khác có kinh nghiệm đứng trước hoặc sau xe để quan sát và chỉ huy lái xe. Khi lùi xe, phải xác định trước là phía bên nào an toàn nhiều hơn thì cho đuôi xe hướng về phía đó.
Vào ban đêm, vì đèn pha chỉ chiếu sáng trong một cự ly nhất định nên người lái xe không thể nhìn rõ phía trước, lại càng không thể nhìn thấy gì ở phía sau, cho nên việc quay đầu xe thường rất nguy hiểm, cần hết sức cảnh giác, tốt nhất là có người đứng dưới đất cầm đèn điều khiển.
Các phương pháp quay đầu xe.
Chú ý: Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
_______________________________________________________
KỸ THUẬT QUAY VÔ LĂNG NHANH

- Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp.
Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180 độ với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.
B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:
1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.
C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:
1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
D. Phương pháp “mạnh”
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.
2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.
3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên
Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
_______________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Phương pháp quay đầu xe ô tô

- Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo đúng trình tự.
Muốn quay đầu ôtô, khi xe còn cách chỗ quay khoảng 50 m, cần bật đèn xi nhan, đồng thời, giảm tốc độ và di chuyển xe áp sát vào lề đường bên phải. Cần chú ý xem có người hoặc xe phía trong không.
Khi quay đầu, trước hết phải vào số thấp, bóp còi và đánh nhanh tay lái sang trái, nếu lòng đường hẹp, không thể thực hiện một lần quay đầu thì phải quay đầu làm nhiều lần. Nếu phải quay đầu trên đường dốc, mỗi khi phải dừng xe để lùi hoặc tiến, cần phải vừa đạp phanh vừa kéo phanh tay.
Cần quan sát kỹ phía trước để lựa chọn nơi đất rộng, thuận lợi cho việc quay đầu như quảng trường, trung tâm ngã ba, nơi có biển hiệu cho phép ôtô quay vòng, những khoảng trống rộng, bằng phẳng, nền cứng, mép đường không bị sụt lở và có khoảng trống dự phòng để chỉ quay gọn một lần. Những chỗ đường trơn, mặt đường có độ dốc, nhiều ổ gà, mép đường bị lở hoặc có rãnh sâu, những nơi mật độ xe qua lại dày… đều không thích hợp cho việc quay đầu xe.
Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo trình tự sau:
- Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu: biển khu vực quay xe (biển số 410), biển báo "chỗ quay đầu xe" (biển số 303), nhưng phải chạy theo đúng hướng đã quy định.
- Quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu.
- Lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp.
- Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất.
- Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau.
Khi đặc biệt lắm mới chọn cách quay đầu xe mà phải cho xe chạy lùi một hoặc vài lần. Khi buộc phải chọn cách này, nên áp dụng nguyên tắc "cho xe tiến lên nhiều mà lùi ít". Tại nơi mà người lái xe cảm thấy có phần nguy hiểm thì nhất thiết phải nhờ người khác có kinh nghiệm đứng trước hoặc sau xe để quan sát và chỉ huy lái xe. Khi lùi xe, phải xác định trước là phía bên nào an toàn nhiều hơn thì cho đuôi xe hướng về phía đó.
Vào ban đêm, vì đèn pha chỉ chiếu sáng trong một cự ly nhất định nên người lái xe không thể nhìn rõ phía trước, lại càng không thể nhìn thấy gì ở phía sau, cho nên việc quay đầu xe thường rất nguy hiểm, cần hết sức cảnh giác, tốt nhất là có người đứng dưới đất cầm đèn điều khiển.

Các phương pháp quay đầu xe.
Chú ý: Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét